Khi ăn phải thực phẩm, đồ uống bị nhiễm độc hay nhiễm khuẩn có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Và các triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể là: tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng, chuột rút, co giật,… Ngộ độc thực phẩm nếu không được chữa trị kịp thời khiến cơ thể suy nhược và tình trạng tệ nhất có thể dẫn đến tử vong. Vậy khi bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?
- 10 cách làm đẹp da bằng mật ong đơn giản tại nhà
- 6 tác dụng của tỏi ngâm mật ong
- 18 tác dụng nổi bật của mật ong dành cho người quan tâm đến sức khỏe của gia đình
Phương pháp chữa ngộ độc thực phẩm tốt nhất là phải làm cho người bệnh nôn ra thật nhiều nhằm đào thải chất độc ra ngoài. Tuy nhiên nếu tình trạng khó nôn, chất độc đã ngấm vào cơ thể cần phải biết các cách sử dụng thực phẩm sau đây làm trung hòa chất độc, giải độc cho cơ thể.
1. CÁCH XỬ LÝ NHANH KHI BỊ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Lặp lại một lần nữa cách xử lý khi bị ngộ độc tốt nhất là nôn hết thực phẩm bị nhiễm độc ra ngoài. Trong vòng 6 giờ đồng hồ khi gặp các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm, hãy làm cho người bệnh nôn ra hết tất cả thực phẩm đã ăn.
Nếu gặp khó khăn, có thể gây nôn bằng cách: Dùng lông gà ngoáy họng, uống nước mùn thớt, uống nước muối (2 muỗng canh muối pha với 1 cốc nước ấm) hoặc uống đầy nước rồi móc họng để dễ dàng nôn hơn.
Tuy nhiên, khi sơ cứu gây nôn ở trẻ em, người lớn phải thật khéo léo móc họng trẻ tránh làm trầy xước. Phải để đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn ra ngoài. Không để trẻ nằm ngửa khi kích thích nôn vì có thể làm sặc lên mũi, xuống phổi thậm chí có thể gây tử vong trẻ em. Do đó cần người phải có kinh nghiệm, nếu triệu chứng nặng phải đưa ngay đến bác sĩ.
Xem thêm: Có thể bạn quan tâm: Tác dụng của mật ong nghệ
2. CÁCH CHỮA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ
Ngộ độc thực phẩm cho dù đã gây nôn vẫn sẽ để lại sự mệt mỏi và khó chịu cho người bệnh bởi vì chất độc một phần đã ngấm vào cơ thể. Khi này cần sử dụng một số thực phẩm để giải độc tố cải thiện tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Mật ong và gừng
Gừng từ lâu đã được dùng trong việc chữa ngộ độc thực phẩm bởi khả năng giải độc của nó. Có thể nhai sống gừng hoặc pha với trà để uống. Kết hợp thêm mật ong với gừng còn mang lại hiệu quả trị ngộ độc thực phẩm hơn rất nhiều lần.
Đập nhỏ gừng và trộn với 1 muỗng mật ong giúp làm dịu dạ dày và giảm bớt những cơn đau khó chịu do ngộ độc thực phẩm.
Nước chanh
Nước chanh có thể trị ngộ độc thực phẩm một cách hiệu quả. Tính acid của chanh có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.
Xem thêm: Uống chanh mật ong có tác dụng gì?
Tỏi
Tỏi với rất nhiều công dụng với sức khỏe thậm chí là thực phẩm có thể ngăn ngừa được ung thư. Và tỏi cũng là một trong những thực phẩm tốt để chữa ngộ độc thực phẩm thần kì. Người bệnh có thể ăn một tép tỏi hoặc uống nước ép tỏi để cải thiện tình trạng mệt mỏi do ngộ độc thực phẩm
Xem thêm: 6 tác dụng của tỏi ngâm mật ong
Giấm táo
Giấm táo giúp phục hồi cơ thể, nhanh chóng cải thiện những triệu chứng do ngộ độc thực phẩm gây ra. Giấm táo có tính kiềm giúp ngăn vi khuẩn gây ngộ độc phát triển.
Hòa giấm táo và nước với tỉ lệ 1:1 và uống sẽ cải thiện tình trạng ngộ độc thực phẩm đáng kể
Xem thêm: 12 cách giảm cân bằng mật ong đơn giản tại nhà
Sữa chua
Sữa chua không chỉ cung cấp các men vi sinh thúc đẩy hệ tiêu hóa bình phục và hoạt động tốt hơn mà còn giúp tiêu diệt bớt các vi khuẩn gây hại nhờ lượng lớn lợi khuẩn.
Húng quế
Húng quế có đặc tính kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn, giúp giảm sự khó chịu ở bụng do ngộ độc thực phẩm. Cho một chút mật ong vào nước ép húng quế rồi uống nước này nhiều lần trong ngày.
Trên đây là những thực phẩm hàng đầu giúp trị ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên nếu cảm thấy tình trạng ngộ độc thực phẩm không được cải thiện hoặc thấy những triệu chứng nghiêm trọng như nôn ra máu, tiêu chảy ra máu cần đưa ngay đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời.
3. NÊN ĂN GÌ SAU NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM?
Nôn và tiêu chảy khiến cơ thể mất rất nhiều nước, các chất điện giải, khiến cơ thể mệt mỏi và suy yếu.
Bù nước
Cần phải bù nước sau ngộ độc thực phẩm với việc uống oresol hoặc cũng có thể uống nhiều nước lọc, nước trà, nước trái cây, nước canh,…
Ăn trái cây
Trái cây gồm các carbohydrate phức tạp và đường tự nhiên cung cấp cho cơ thể năng lượng. Nhưng không phải loại trái cây nào cũng tốt cho cơ thể sau ngộ độc thực phẩm. Nên lựa chọn trái cây như chuối và ăn từng chút một sẽ giúp làm dịu dạ dày và giảm cảm giác buồn nôn
Ăn cơm hoặc cháo trắng
Cơm gạo trắng là thức ăn hoàn hảo sau ngộ độc thực phẩm do không kích thích dạ dày và đủ năng lượng cho cơ thể.
Súp cà rốt
Súp cà rốt sẽ cung cấp năng lượng và giúp ổn định dạ dày. Đây là một trong những thực phẩm được chọn lựa khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc bổ sung. Các pectin có trong cà rốt cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng tiêu chảy
Bánh mỳ nướng
Bên cạnh cơm hay cháo trắng, bánh mỳ là thực phẩm dễ dung nạp có thể đưa vào thực đơn.
Gừng
Sử dụng gừng theo một số cách để giúp giảm bớt hậu quả của ngộ độc thực phẩm như uống trà gừng kết hợp một vài giọt nước gừng với một ít mật ong pha vào cốc nước để uống hoặc ngậm và nhai vài lát gừng tươi.
Mật ong
Mật ong là một lựa chọn tốt để ăn bởi có thể giải quyết hậu quả của ngộ độc thực phẩm. Trong mật ong có chứa chất kháng khuẩn tự nhiên, điều trị tốt cho chứng khó tiêu. Có thể dùng 1 thìa mật ong ở dạng nguyên chất hoặc bỏ vào một cốc trà nóng rồi uống.
Xem thêm: Tác dụng của mật ong vào 5 thời điểm vàng
Chanh
Chanh có tính kháng khuẩn, có tác dụng chống viêm mạnh và chống lại virut, có thể diệt vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm. Vài cốc nước chanh ấm sau khi ngộ độc thực phẩm sẽ có tác dụng hữu hiệu.
Lá húng quế
Loại rau thơm này có thể giúp giảm bớt sự khó chịu khi bạn bị ngộ độc thức ăn. Có thể lấy nước ép lá húng quế pha với một thìa mật ong để uống trong ngày.
4. NHỮNG THỰC PHẨM NÊN TRÁNH SAU KHI BỊ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Ngoài những gì cần ăn sau khi bị ngộ độc thực phẩm, cũng nên biết tránh ăn gì sau khi ngộ độc thực phẩm để không làm tình trạng xấu đi.
Các sản phẩm sữa
Khi dạ dày bị tổn thương, cơ thể tạm thời không dung nạp lactose – một chất có trong sữa, do đó nên tránh uống sữa trong vài ngày.
Thức ăn cay hoặc béo
Những thực phẩm này có xu hướng làm trầm trọng thêm rối loạn dạ dày – ruột vốn đang bị thương tổn sau ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, cũng nên loại bỏ các loại thực phẩm có nhiều chất xơ như hạt, ngũ cốc, cam quýt và trái cây có vỏ. Các thực phẩm có nhiều chất xơ sẽ gây áp lực lên dạ dày của bạn.
Cà phê và rượu
Cả hai loại đồ uống này đều khiến bạn đi tiểu nhiều hơn và cơ thể thêm mất nước.
Có thể bạn quan tâm:
- 18 tác dụng nổi bật của mật ong dành cho người quan tâm đến sức khỏe của gia đình
- 5 cách trị yếu sinh lý bằng mật ong cho nam giới
- 10 cách làm đẹp da bằng mật ong đơn giản tại nhà